Khi bắt đầu kinh doanh trực tuyến đây chính là những sai lầm ai cũng mắc phải

Trong bối cảnh các kế hoạch kinh doanh cồng kềnh đang trở nên lỗi thời, Sujan Patel, phó giám đốc marketing tại công ty phần mềm When I Work, đồng thời là người sáng lập một vài công ty phần mềm dịch vụ (SaaS) cũng nói rằng: “Bạn không cần viết một bản kế hoạch kinh doanh 20 trang theo khuôn mẫu. Quan trọng là bạn biết khách hàng của mình là ai, mình bán cái gì và đâu là điểm khiến người ta sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.”
Để tăng khả năng thành công, hãy cố gắng tránh 10 sai lầm phổ biến khi bắt đầu .

kdtt
Kinh doanh trực tuyến bắt đầu với việc lấp đầy nhu cầu và xây dựng lòng tin, nhưng có những lỗi cơ bản có thể dễ dàng khiến việc kinh doanh của bạn thất bại như đánh giá quá cao lợi nhuận hoặc cố gắng đáp ứng quá nhiều nhu cầu khách hàng ngay từ lúc bắt đầu. Nhìn chung, ngày càng có nhiều rủi ro mà các chủ doanh nghiệp phải trải qua.
Để tăng khả năng thành công, hãy cố gắng tránh 10 sai lầm phổ biến dưới đây khi bắt đầu kinh doanh trực tuyến.

Không có kế hoạch cụ thể

Bạn không nhất thiết phải lập một kế hoạch kinh doanh bài bản, nhưng vẫn cần một kế hoạch. Tim Berry, tác giả cuốn The Plan-As-You-Go Bussiess Plan, đồng thời là chủ tịch của Palo Alto Software – công ty cung cấp phần mềm lập kế hoạch kinh doanh, cho rằng: “Mọi người xem các kế hoạch kinh doanh cũng như bài tập về nhà. Chẳng ai muốn làm nhưng việc đó lại đóng vai trò then chốt trong việc dẫn tới thành công.”

Trong bối cảnh các kế hoạch kinh doanh cồng kềnh đang trở nên lỗi thời, Sujan Patel, phó giám đốc marketing tại công ty phần mềm When I Work, đồng thời là người sáng lập một vài công ty phần mềm dịch vụ (SaaS) cũng nói rằng: “Bạn không cần viết một bản kế hoạch kinh doanh 20 trang theo khuôn mẫu. Quan trọng là bạn biết khách hàng của mình là ai, mình bán cái gì và đâu là điểm khiến người ta sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.”

Thêm vào đó, hãy xác định rõ nguồn vốn hiện có và số tiền đó sẽ giữ được trong bao lâu để “nuôi dự án”.

Quá chú trọng tiểu tiết

“Đầu tiên, bạn cần bắt tay ngay vào việc kinh doanh,” Steve Tobak, người sáng lập công ty tư vấn chiến lược kinh doanh Invisor Consulting, đồng thời là tác giả cuốn sách Real Leaders Don’t Follow: Being Extraordinary in the Age of the Entrepreneur cho biết. Điều này tưởng như là hiển nhiên, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp mới lại dễ sa vào những tiểu tiết. Đừng như vậy!

Quá chú trọng vào những thứ như card visit hay thiết kế logo là bạn đanh lãng phí thời gian quý báu của mình. Thay bào đó, hãy tập trung vào những nhiệm vụ thiết thực mà có thể thúc đẩy tiến độ kinh doanh.

Không lo lắng về tiền bạc

Hãy lạc quan, nhưng trừ chuyện tiền bạc ra. “Rất có khả năng công ty bạn sẽ hết sạch tiền trước khi kiếm được chút lãi.” Tobak cảnh báo. “Bạn phải nắm rõ mình đã tốn bao nhiêu để điều hành việc kinh doanh, kiểm tra “burn rate” (tỷ lệ chi tiêu một tháng) và có kế hoạch dự phòng để huy động vốn trước khi cạn tiền.”

Nhiều chủ doanh nghiệp thường cố sức gây vốn khi đã quá muộn. Thay vào đó, ngay từ khi bắt đầu, các nhà sáng lập nên đặt ra một kế hoạch tài chính với giai đoạn rõ ràng và chi phí cụ thể để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.

Định giá thấp sản phẩm/dịch vụ

Bất kể bạn đang bán sản phẩm hay dịch vụ, hãy đặt giá phù hợp để chắc chắn thu được lợi nhuận xứng đáng.

Cynthia Salim, nhà sáng lập đồng thời là CEO của Citizen’s Mark – thương hiệu chuyên về dòng sản phẩm áo blazer cho phụ nữ, đã đưa ra giá khởi điểm cho sản phẩm của mình ở mức 425 USD sau khi xem xét chi phí lao động và nguyên liệu. “Đây là mức giá cần thiết,” Salim nói.

Patel cũng nhấn mạnh rằng: “Khi việc làm ăn có tiến triển, hãy tiếp tục điều chỉnh mức giá cho phù hợp.”

Phớt lờ dịch vụ khách hàng

Với thực tế nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang giao dịch online, nhiều người dễ quên rằng khách hàng có xu hướng ghé thăm lại website nếu trước đó họ có được một trải nghiệm tốt.

“Hãy chắc chắn rằng bạn có cách nào đó để tương tác với những người ghé thăm web của bạn, bất kể là thông qua chat trực tiếp, khảo sát, email hay điện thoại”, ông Tobak cho hay.

Ngoài ra, hãy giám sát các trang mạng xã hội để chiếm được thiện cảm của khách hàng và kiểm tra các trang chuyên review web (ví dụ như Yelp) để biết những khách hàng nào không hài lòng và cải thiện tình hình.

“Cho đi nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”

Joel Widmer, người sáng lập Fluxe Digital Marketing nhận xét rằng, trước khi có được sự tín nhiệm từ khách hàng, việc “tặng miễn phí” có thể mang đến những khách hàng dài hạn, đặc biệt là đối với ngành dịch vụ. Tuy nhiên, xét về lâu dài, khi giá cho sản phẩm miễn phí có thể tăng lên thì nên nghĩ tới việc tặng khách hàng một thứ gì đó vừa hữu ích lại vừa vô hình để đổi lấy địa chỉ email của họ, ví dụ như ebook miễn phí, công thức, chỉ dẫn, hội thảo trên web, hướng dẫn hoặc danh sách kiểm tra…

Xuất hiện quá “mỏng” trên mạng xã hội

Khi bắt đầu xây dựng thương hiệu, hãy thử dùng 1 hoặc 2 trang mạng xã hội – nơi mà bạn sẽ biết được khách hàng của mình là ai, đồng thời có thể tự tạo được tập khách hàng với ngân sách nhỏ. Đừng phung phí ngân sách quảng cáo ở giai đoạn đầu.

Facebook và Pinterest là những mạng xã hội rất phù hợp để bán sản phẩm. LinkedIn thì thích hợp với kinh doanh cá nhân để xây dựng thương hiệu riêng, cũng như trình bày nội dung sản phẩm, Widmer giải thích.

Tuyển dụng quá vội vàng

Các chủ doanh nghiệp thường tuyển người cấp tốc để nhanh chóng lấp đầy các vị trí trống, mở rộng quy mô. Điều này sẽ dẫn tới rủi ro tuyển sai người, bao gồm những người không có năng lực cần thiết, không phù hợp với văn hóa công ty hoặc không có ý định gắn bó lâu dài.

Vì vậy, khi tuyển dụng, hãy tìm kiếm những người có những kỹ năng mà bạn không có và có những phẩm chất mà bạn tôn trọng. “Năm nhân viên đầu tiên sẽ là nhân tố quyết định sự sống còn của công ty”, Patel nhấn mạnh.

Quá ôm đồm

Bạn đã đọc rất nhiều về tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng? Hãy quên chuyện đó đi! (ít nhất là trong một hoặc hai năm đầu)

“Đừng lo lắng về thời gian. Ý tưởng lớn không đến khi bạn đang cố gắng tận dụng từng giây từng phút. Chúng cũng không xuất hiện khi bạn muốn làm nhiều việc cùng lúc. Ý tưởng chỉ đến khi bạn tập trung vào một việc duy nhất. Hãy gạt mọi thứ khác sang một bên”, Tobak nói.

Nghĩ rằng mọi thứ đều có chung công thức

Một sản phẩm hay chiến lược phù hợp với một công ty nào đó không có nghĩa là nó có thể áp dụng cho công ty của bạn. Hãy giữ thái độ hoài nghi nhất định với những gì bạn đọc, những hình mẫu thành công mà bạn thấy ở những nơi khác, Patel nhắc nhở.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *